Diễn Đàn học sinh-Cựu học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Thảo Nguyên-TTNT Mộc Châu
Diễn Đàn học sinh-Cựu học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Thảo Nguyên-TTNT Mộc Châu
Diễn Đàn học sinh-Cựu học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Thảo Nguyên-TTNT Mộc Châu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn học sinh-Cựu học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Thảo Nguyên-TTNT Mộc Châu


 
Trang ChínhTrang Chính  Trang chủTrang chủ  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Chào các bạn đến với Diễn Đàn HS-Cựu HS Trường THPT Thảo Nguyên
Quãng thời gian 3 năm có thể không phải là quá dài trong cuộc đời mỗi con người nhưng là quá nhiều kỉ niệm cho một thời học sinh yêu dấu. Dẫu biết mai này, chúng ta sẽ mỗi đứa một phương, mỗi người một chí hướng nhưng chắc chắn sẽ không ai quên được những ngày tháng được học tập, được gắn bó thân thiết cùng nhau dưới mái trường THPT Thảo nguyên. Diễn Đàn thptthaonguyen.forum-viet.net ra đời với mong muốn lưu giữ lại một phần nào đó những kỉ niệm vui buồn của thời Phổ Thông, để mai này, mỗi khi hoài niệm, chúng ta có cái gì đó để nhớ, để thương, để bồi hồi xao xuyến. Chúc các bạn thành công trong mọi lĩnh vực và bước tiếp vững vàng trên con đường mình đã chọn...


Hướng dẫn học và trả lời trắc nghiệm môn vật lýXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Copy link này gửi đến cho bạn bè nha!

Hướng dẫn học và trả lời trắc nghiệm môn vật lý EmptySat May 29, 2010 4:36 pm
Mr.VAD
Mr.VAD
Admin
Admin
Giới tính : Nam Zodiac : Cancer Tổng số bài gửi : 139
Điểm : 426
Reputation : 0
Tham Gia Ngày : 18/05/2010
Age : 35

Hướng dẫn học và trả lời trắc nghiệm môn vật lý Vide

Bài gửiTiêu đề: Hướng dẫn học và trả lời trắc nghiệm môn vật lý

I - Các loại câu trắc nghiệm và những điểm lưu ý khi trả lời.

Câu trắc nghiệm vật lý có nhiều loại khác nhau: câu trắc nghiệm đúng sai, câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi, câu trắc nghiệm điền khuyết… Trong các kỳ thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh hiện nay đều dùng loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trong đó có cả câu trắc nghiệm lý thuyết và câu trắc nghiệm bài tập.

Câu trắc nghiệm lý thuyết là loại câu không yêu cầu thí sinh tính toán mà chỉ cần nắm chắc lý thuyết, và biết vận dụng nó vào trường hợp cụ thể để chọn phương án trả lời.

Ví dụ: Trong một đoạn mạch không phân nhánh, nếu dòng điện trễ pha đối với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch thì trong đoạn mạch đó:

A. không có cuộn cảm

B. không có tụ điện

C. có điện trở thuần và cuộn cảm nối tiếp.

D. cảm kháng lớn hơn dung kháng.

Học sinh nắm vững tính chất của đoạn mạch RTC nối tiếp sẽ tìm thấy phương án A không thỏa mãn vì trong đoạn mạch này dòng điện cùng pha hoặc sớm pha đối với hiệu điện thế. Trong các đoạn mạch nêu ở phương án B và C, dòng điện có thể trễ pha đối với hiệu điện thế nhưng chúng chỉ là các trường hợp riêng, không thể khẳng định chắc chắn trường hợp riêng này sẽ xảy ra. Phương án cần chọn là D.

Câu trắc nghiệm bài tập là loại yêu cầu thí sinh phải vận dụng công thức hoặc lập phương trình để tính toán chọn đáp số cần tìm. Khác với toán trong câu tự luận, bài toán trong câu trắc nghiệm thường không dẫn đến hệ phương trình phức tạp, mà chỉ một hoặc vài ba phép tính là có thể tìm được đáp số hoặc khẳng định được đáp số là sai hay đúng.

Ví dụ: Một vật sáng nhỏ đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính mỏng, cho ảnh ảo bằng 3 lần vật và cách vật 20 cm. Tiêu cự thấu kính là:

A. -15cm. B. 10cm. C. 15cm. D. 30cm.

Học sinh có thể nhận xét ảnh lớn hơn vật nên thấu kính phải là thấu kính hội tụ, tiêu cự có giá trị dương, do đó loại được phương án A, nhưng ba phương án còn lại đều là đáp số dương nên phải áp dụng công thức thấu kính để chọn đáp số đúng. Để tìm tiêu cự thấu kính ta cần tính d và d từ các phương trình: k = -d/d = 3; -d – d = 20cm. Sau đó tính được d = 10cm; d = -30cm, thay vào phương trình: 1/f = 1/d + 1/d sẽ tìm được f = 15cm. Ta chọn phương án C.

Trong các đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh, số câu trắc nghiệm bài tập thường nhiều hơn số câu trắc nghiệm lý thuyết.

Mỗi loại câu trắc nghiệm đều có thể có mức độ khó dễ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Với các câu hỏi ở mức nhận biết, học sinh chỉ cần nhận ra một công thức, một định nghĩa, một định luật hoặc chỉ thay số liệu đơn giản là đã tìm được phương án trả lời. Tuy nhiên vẫn có một số học sinh không được điểm khi làm loại câu này do không nắm vững lý thuyết hoặc chủ quan không đọc kỹ câu hỏi. Các câu hỏi trắc nghiệm thường rải ra nhiều phần khác nhau của chương trình, không có trọng tâm, trọng điểm. Do vậy nếu học tủ và không rèn luyện để có một trí nhớ tốt, học sinh sẽ bị mất điểm ngay ở một số câu dễ.

Đối với câu trắc nghiệm ở mức độ thông hiểu, học sinh muốn chọn phương án đúng phải nắm được ý nghĩa của khái niệm hoặc sự kiện hiện tượng để suy luận, hoặc chuyển dịch nó từ mức độ trừu tượng này sang mức độ trừu tượng khác. Để làm được câu này, học sinh không chỉ nhớ và thuộc lòng máy móc mà cần có thói quen nhận xét sự vật, hiện tượng ở các trường hợp khác nhau.

Ví dụ: khi học công thức thấu kính: 1/f = 1/d + 1/d cần tự biến đổi để làm quen với công thức đó ở các dạng khác nhau như: d = df/ d-f; d = df/ d-f; f = dd/ d+d và các trường hợp đặc biệt: khi d = ∞ thì d = f; khi d = f thì d = ∞; khi d = 0 thì d = 0. Như vậy học sinh sẽ không ngỡ ngàng mà nhận ra ngay công thức này dù nó không được viết tường minh như ở sách giáo khoa.

Đối với câu trắc nghiệm ở mức độ vận dụng, học sinh muốn trả lời đúng phải nắm được bản chất sự vật hiện tượng và thường xuyên có thói quen áp dụng nó vào các trường hợp cụ thể, qua đó nắm được phương pháp vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học được. Vấn đề đặt ra trong câu trắc nghiệm ở mức vận dụng có thể là tình huống mới hoặc nhiệm vụ mới. Học sinh cần bình tĩnh, đọc kỹ câu hỏi để khai thác giả thiết cho ở phần dẫn của câu trắc nghiệm để suy ra các kết quả, rồi từ đó phát hiện mối liên hệ giữa giả thiết và kết luận.

Vật lý là môn khoa học thực nghiệm nên nhiều câu trắc nghiệm vật lý liên quan đến vấn đề nảy sinh trong thực nghiệm hoặc trong thực tế. Sẽ rất có lợi nếu hằng ngày học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. Ví dụ khi học về gương cầu, hãy quan sát ảnh qua gương lắp ở xe máy, xem ảnh ở gương này khác nhau thế nào khi vật ở xa, khi vật ở gần, từ đó nhận xét về tính chất ảnh và điều kiện tương điểm đối với gương cầu.

Khi học về thấu kính, hãy thử tìm cách ước lượng xem tiêu cự của kính đeo mắt mà em có hoặc người thân của em có là bao nhiêu. Những thói quen đó giúp học sinh dần dần nâng cao khả năng vận dụng kiến thức, giúp đạt điểm cao khi làm loại câu ở mức vận dụng.

II - Một số phương pháp trả lời câu trắc nghiệm thường dùng.

1. Phương pháp trả lời câu trắc nghiệm lý thuyết.

Đối với các phương án nêu trong câu trắc nghiệm lý thuyết, ta chỉ được chọn duy nhất một phương án, đó là câu đúng (nếu phần dẫn yêu cầu chọn câu đúng hoặc nối với phương án trả lời thành một câu hoàn chỉnh và đúng) hoặc câu phát biểu sai (nếu phần dẫn yêu cầu chọn câu phát biểu sai). Trong quá trình trả lời, ta thường gặp hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: nhận ra ngay phương án cần chọn và khẳng định chắc chắn điều đó. Nếu đối chiếu với yêu cầu của phần dẫn thấy không có sự nhầm lẫn, học sinh có thể chọn ngay phương án này mà không cần mất thời gian suy nghĩ nhiều về các phương án còn lại. Sở dĩ ta làm như vậy vì đề thi trắc nghiệm thường dài và có nhiều câu, ta phải dành thời gian cho các câu khác.

Trường hợp 2: không nhận ra ngay phương án đúng. Trong trường hợp này có thể dùng phương pháp loại trừ. Hãy đọc kỹ từng phương án để tìm ra chỗ vô lý nếu có của mỗi phương án và loại nó. Phương án còn lại là phương án được chọn.

2. Phương pháp giải câu trắc nghiệm bài tập.

Đối với câu trắc nghiệm bài tập, thường dùng ba cách giải sau:

- Sử dụng các giả thiết cho ở phần dẫn để áp dụng các công thức, lập và giải các phương trình như làm một câu tự luận, sau đó đối chiếu đáp số tìm được với các đáp số nêu trong phương án để tìm phương án cần chọn. Điểm khác với khi làm câu tự luận ở chỗ học sinh không phải trình bày lập luận hoặc các bước giải trung gian.

- Dùng phương pháp thử lại nghiệm để xác định nghiệm nào đúng và nghiệm nào sai. Phương pháp này thường dùng khi việc tìm ra đáp số trực tiếp khó hoặc dài.

- Dùng phương pháp loại trừ để loại các số sai, từ đó tìm ra phương án cần chọn. Các đáp số sai thường là:

+ Đáp số sai về đơn vị.

+ Đáp số chứa đựng các mâu thuẫn.

+ Đáp số bằng chữ, không đúng cho trường hợp đặc biệt.

Ví dụ: cho đoạn mạch có ba phần tử mắc nối tiếp gồm điện trở R, tụ điện có dung kháng Zc, cuộn dây thuần cảm mà độ tự cảm của nó có thể thay đổi trong một giới hạn rộng. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là U. Khi thay đổi độ tự cảm của cuộn dây, hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu cuộn dây có giá trị cực đại là:

A. UR/√(Z2c +R2).

B. (U.(√(Z2c +R2))/R.

C. UR/2(√(Z2c +R2)).

D. (U.(√(Z2c+R2)))/2R.

Ta có thể nhận xét: trong trường hợp đặc biệt khi Zc = 0, có nghĩa đoạn mạch không chứa tụ điện thì hiệu điện thế trên cuộn dây có thể tiến đến giá trị lớn nhất là U nếu cảm kháng của cuộn dây rất lớn so với điện trở R. Vậy khi thay Zc = 0 thì ULmax = U. Các đáp số nêu trong phương án C và D cho giá trị ULmax = U/2 khi Zc = 0, không thỏa mãn điều kiện này nên bị loại. Hơn nữa, trong đoạn mạch RLC nối tiếp, hiệu điện thế trên tụ điện và trên cuộn cảm đều có thể có giá trị lớn hơn U. Đáp số nêu trong phương án A cho giá trị không lớn hơn U nên cũng bị loại. Do vậy, phương án cần chọn là B.

Theo TTO






Theo bạn, chủ đề này được mấy sao:
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Hướng dẫn học và trả lời trắc nghiệm môn vật lý

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn học sinh-Cựu học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Thảo Nguyên-TTNT Mộc Châu :: Thầy Cô-Bạn Bè-Trường Lớp :: -‘๑’-Học Tập-Trao Đổi Kiến Thức-‘๑’- :: Kinh Nghiệm Học Tập-
bài viết mới bài viết mớiChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên mục đã bị khóa Ðã bị đóng lại
HS-Cựu HS Trường THPT Thảo Nguyên
Địa chỉ TK cấp 3, TTNT Mộc Châu, Sơn la
xây dựng và phát triển bởi MR.VAD
yahoo:quangdung263
.
Copyright © 2007 - 2010, wWw.thptthaonguyen.forum-viet.net .
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất